CƠ BẢN VỀ CHĂM SÓC DA - CÁC LỚP CẤU TẠO DA
Hiểu đơn giản da bao gồm rất nhiều các lớp khác nhau, vì vậy việc đầu tiên bạn cần quan tâm đến Chăm sóc da đó là Khả năng thẩm thấu sâu đến đâu vào da. Kích thước và trọng lượng phân tử là yếu tố quan trọng, quyết định phần nhiều trong câu chuyện liệu thành phần đó xâm nhập tốt đến đâu.
Lưu ý, da dù ở lớp nào đều được cấu tạo từ các tế bào (skin cells), chỉ có 2 cách để thành phần mỹ phẩm thẩm thấu vào da: (1) đi qua các tế bào da ở các lớp khác nhau; (2) đi vòng quanh các tế bào này. Do vậy, yếu tố “tiên quyết” chính là kích thước phân tử của các thành phần chăm sóc da. Để cho bạn có vài khái niệm về kích thước, mình ví dụ:
• Đường kính của tóc (lông) là khoảng: 80,0000nm
• Khoảng cách giữa 2 tế bào da khoảng: 20 - 75nm
• Độ dầy của lớp sừng (Stratum corneum) khoảng 10,000 – 40,000nm
• Độ dầy của toàn bộ lớp thượng bì (Epidermis) khoảng 100,000nm (0.1mm)
Tài liệu tham khảo:
Forslind, B. and Lindberg, M. eds., 2003. Skin, hair, and nails: structure and function. CRC Press.
Kumar, P., 2009. Kumar and Clark’s Clinical Medicine 7th edn. Saunders.
Lécureux, M., Deumié, C. and Enoch, S., 2014. Sun protection and hydration of stratum corneum: a study by 2‐D differential method. International journal of cosmetic science, 36(5), pp.436-441.
Novakovich, J. (2018). Do your cosmetic products penetrate the skin?. [Online]. Available at:https://theecowell.com/
Potten, C.S., 1975. Epidermal cell production rates. Journal of Investigative Dermatology, 65(6), pp.488-500.
Rona, C., Vailati, F. and Berardesca, E., 2004. The cosmetic treatment of wrinkles. Journal of cosmetic dermatology, 3(1), pp.26-34.
Nhìn chung các phân tử nhỏ sẽ xâm nhập tốt hơn, nhưng đừng tin “huyền thoại” kể về việc 60-90% thành phần mỹ phẩm sẽ thẩm thấu được vào trong da – TƯỞNG TƯỢNG. Nhưng việc thẩm thấu đến đâu cũng sẽ có công dụng riêng của nó, mình chia theo các mức độ thẩm thấu nha:
• Không thẩm thấu: Chỉ dừng lại ở lớp bề mặt và thấm một chút vào lớp sừng (lớp ngoài cùng của da): Các thành phần thường thấy trong kem dưỡng, chủ yếu cấp ẩm và giúp giữ nước cho da, cung cấp dưỡng chất để bảo vệ và cải thiện vẻ ngoài của da nói chung. Ví dụ như các chất khóa ẩm/ giữ ẩm (barriers/occlusive), các chất làm mềm (emollients), bạn có thể đọc thêm về các agents (nhóm) dưỡng da tại: http://bit.ly/
• Thẩm thấu thấp: Thẩm thấu qua lớp sừng da chết, ví dụ như các chất hút ẩm (humectants) (http://bit.ly/
• Thẩm thấu trung bình: Thẩm thấu được tới lớp đáy (Stratum basele) kích thích sản sinh thế bào mới với các thành phần như peptides (http://bit.ly/ALLPeptides). Một lưu ý, là việc bổ sung các thành phần này giống như “ăn” vậy, một khi da đã “tiêu hóa hết” thì “tác dụng” đối với da cũng “mất”. Do đó mới nói, dưỡng da là việc làm “không mệt mỏi” kiên trì nhẫn nại từ ngày này qua ngày khác.
• Thẩm thấu cao: Thẩm thấu được tận sâu đến lớp trung bì (Dermis) để thay đổi kết cấu da từ bên trong, đây là các thành phần cần thiết để chống lão hóa, bảo toàn collagen như Retinol (http://bit.ly/ALLRetinoid), Vitamin C (http://bit.ly/ALLVitaminC) và Peptides (http://bit.ly/ALLPeptides).
Kết hợp với kích thước phân tử, tính chất hóa học và độ pH của sản phẩm cũng sẽ quyết định việc thẩm thấu đi đến đâu của các thành phần dưỡng da. Bạn có thể tham khảo nhóm độ PH và nhóm các thành phần tan trong dầu và tan trong nước tại link:http://bit.ly/
Các thành phần tan trong dầu thẩm thấu tốt hơn các thành phần tan trong nước vì bản chất hoạt động của da là theo cơ chế chống thấm nước, nhờ vào lớp màng hydrolipid trên bề mặt da. Vậy nên các sản phẩm chứa thành phần có thể tan trong dầu, đơn cử BHA, sẽ thẩm thấu tốt hơn loại chứa thành phần tan trong nước như AHA.
Lớp màng bảo vệ tự nhiên của da có chứa các nhiều amino acids có lợi, nên da có độ pH khoảng 5.2-6.5 thấp hơn mức trung hòa (7.0). Do đó các thành phần có tính Acid (pH thấp) như Glycolic Acid (AHA), L-Ascorbic Acid (Vitamin C) thường thẩm thấu vào da tốt hơn, bằng cách đóng vai trò là chất tẩy tế bào chết, làm nới lỏng các liên kết bề mặt và xâm nhập vào da mạnh mẽ. Tuy nhiên, một số thành phần hoạt động và thẩm thấu tốt ở độ pH cao như Zinc Oxide và Titanium Oxide, thường có mặt trong các sản phẩm kem chống nắng vật lý.
CẤU TẠO LỚP HẠ BÌ ( HYPODERMIS - SUBCUTANEOUS )
Lớp da ở phía trong cùng là nơi tạo ra năng lượng của cơ thể, đồng thời hoạt động như một tấm đệm và cách nhiệt cho cơ thể, bao gồm:
• Các tế bào mỡ: gắn kết lại với nhau thành nhóm như một lớp đệm.
• Các sợi collagen đặc biệt (được gọi là vách mô hay đường ranh giới): bao gồm các mô liên kết mềm xốp giúp giữ các tế bào chất béo gắn kết lại với nhau.
• Các mạch máu.
Việc chăm sóc da từ bên ngoài không thể cải thiện được lớp Hạ bì, đơn giảm vì KHÓ có thành phần hóa học nào có thể thẩm thấu đến đây.
CẤU TẠO LỚP TRUNG BÌ - CƠ CHẾ CHỐNG LÃO HÓA
*** Trung bì (Dermis)
Lớp biểu bì là “nước sơn” của làn da, quyết định độ sáng bóng và mềm mại, còn lớp trung bì chính là “gỗ” – mà sự thay đổi của lớp da này sẽ dẫn đến sự hình thành và xuất hiện của nếp nhăn. Vì vậy, không chỉ tập trung dưỡng lớp thượng bì bằng việc làm sạch, tẩy da chết, và cấp dưỡng bề mặt, bạn cũng cần dưỡng da “chuyên sâu” tới trung bì để đảm bảo vừa tốt gỗ vừa tốt nước sơn nha
Trung bì là một mạng lưới các sợi liên kết, có nhiệm vụ nuôi dưỡng và nâng đỡ biểu bì. Đây là vùng có chứa các dây thần kinh, mạch máu, mạch bạch huyết, nang lông, tuyến nhờn và các tuyến mồ hôi. Trung bình bao gồm 2 lớp: (1) Lớp lưới (Stratum papillare); và (2) Lớp đáy (Stratum reticulare) cấu trúc từ 3 thành phần chính: (1) Collagen; (2) Elastin; và (3) Hyaluronic Acid (HA)
• Collagen: chiếm 70% cấu trúc da, đóng vai trò “trụ cột”, “nền móng”, quyết định độ đàn hồi, săn chắc của làn da. Nhưng hàm lượng Collagen sản sinh trong cơ thể lại giảm dần theo độ tuổi từ 20+ và có thể giảm đến 25% ở tuổi 40 và 50% ở tuổi 60. Do đó dù chống lão hóa sớm hay muộn đều cần bổ sung Collagen. Mình đã có một bài phân tích rất kỹ về Collagen – Cấu trúc, phân loại và cách sử dụng bạn có thể tham khảo tại: http://bit.ly/ALLCollagen
• Elastin: có nguồn gốc từ sợi Collagen nhưng lớn hơn và có phân nhánh, được ví như “khung” liên kết nối các tế bào, đem lại độ đàn hồi cho làn da. Elastin cũng giảm dần cả về số lượng và chất lượng, làm kết cấu của da suy yếu dần, xuất hiện các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn và chảy xệ.
• Hyaluroic Acid: phân tử dạng gel có khả năng giữ nước thuộc hàng “khủng”, do đó đảm nhận chức năng làm chất đệm và lấp đầy khoảng trống giữa những tế bào. Hyaluroic Acid không chỉ giúp cho da bạn đẹp hơn, căng mịn hơn mà còn là lớp đệm cho đốt xương khớp, giữa những dây thần kinh và lấp đầy hốc mắt. Mình đã có bài phân tích về Hyaluroic Acid – tầm quan trọng, nguyên lý hoạt động và phân loại, bạn có thể tham khảo tại link: http://bit.ly/
Hiểu đơn giản, mục tiêu của chống lão hóa hoặc là ngăn chặn việc mất đi hoặc là bổ sung Collagen, Elastin và Hyaluroic Acid. Nhưng điều quan trọng là các sản phẩm tinh chất dưỡng hay kem dưỡng PHẢI có khả năng thẩm thấu sâu qua lớp thượng bì, đến được tận lớp trung bì để cải thiện kết cấu da sâu từ bên trong. Rất tiếc, có RẤT ÍT những thành phần chăm sóc da có khả năng làm được điều này. Hiện có 3 “ngôi sao” sáng được giới khoa học công nhận và các hãng mỹ phẩm uy tín ứng dụng rộng rãi là Retinol (http://bit.ly/ALLRetinoid), Vitamin C (http://bit.ly/ALLVitaminC) và Peptides (http://bit.ly/ALLPeptides).
Mình đã viết về các thành phần này rồi nên bạn click vào link để tham khảo thêm nha. Vì vậy, để tránh “bị” các thuật ngữ marketinh đánh lừa, khi mua các sản phẩm chống lão hóa bạnnên chú ý nhìn vào bảng thành phần để kiểm tra nhé.
CẤU TẠO LỚP THƯỢNG BÌ - CHU TRÌNH TÁI TẠO DA
Đây là lớp biểu bì mỏng nhất nhưng gánh trách nhiệm cao cả trong việc bảo vệ da khỏi môi trường sống khắc nghiệt. Phần thượng bì Epidermis bao gồm 5 lớp: Stratum corneum (lớp sừng); Stratum lucidum (lớp sáng); Stratum granulosum (lớp hạt); Stratum spinosum (lớp gai); Stratum basele (lớp đáy).
Quy trình tái tạo da
Trước khi vào sâu và cụ thể từng lớp tế bào của da, có 2 vấn đề bạn cần quan tâm chính: (1) Quá trình tái tạo tế bào “skin cell renewal” chính là quá trình sừng hóa (skin cell turnover hay desquamation), hay đơn giản là quá trình tế bào da “sinh ra”, “lớn lên” và “chết đi” trong lớp Thượng bì này.
Các tế bào da mới được tạo ra ở lớp sâu nhất của Thượng bì (Epidermis) – Stratum basele hay stratum germinativum, 1 nửa trong số này sẽ ở lại còn 1 nửa sẽ bắt đầu di chuyển dần đến lớp bề mặt Stratum corneum. Một khi tế bào đến được lớp này, nó sẽ bị sần sùi, khô, bong tróc – thứ mà chúng ta vẫn hay gọi là tế bào chết á. Tế bào “chết” rồi sẽ đi đâu, thì là ở trong nhà bám đầy nội thất của bạn đó. Nửa đùa nửa thật thì bụi trong nhà bạn không hẳn là bụi bẩn đâu là các tế bào da chết của bạn đó (Kumar, 2009).
Thử một sản phẩm mới cần bao nhiêu lâu để thấy được hiệu quả? – 28 Ngày
Bởi vì da bạn cần một khoảng thời gian đủ dài để tự tái tạo (renewal) (khoảng 14 ngày để di chuyển và 14 ngày để tróc ra khỏi da), bạn nên kiên nhẫn khi sử dụng sản phẩm mới vì da cũng cần thời gian để làm quen và phản ứng với các thành phần dưỡng da mới này. Hãy bình tĩnh tự, tự tin chờ đợi (tất nhiên là nếu bạn chắc mình không bị kích ứng với sản phẩm). Đây chính là thời gian mah các hãng hay đưa ra “28 days money back guarantee” (28 ngày là ở đấy mah ra đó ạ).
Các yếu tố ảnh hưởng đến Quá trình tái tạo da
Quy trình tái tạo da “nhanh” hay “chậm” phụ thuộc vào nhiếu yếu tố: Quan trọng nhất là “tuổi tác” và “tia UV” từ mặt trời.
• Tuổi tác (skin turnover rate)
Thật “buồn” nhưng quá trình tái tạo da lại thay đổi theo xu hướng “chậm dần đều” theo tuổi đời “tăng dần đều” theo tuổi tác của chúng ta. Trẻ em có tốc độ thay đổi tế bào nhanh “chóng mắt” chỉ 14 ngày, đây là lý do các bạn nhỏ có “làn da em bé” đáng mơ ước – căng bóng, chắc khỏe và mềm mại. Vòng “tuần hoàn” của da tăng lên 28 ngày ở tuổi 20s và 40 ngày ở tuổi 30s, nhanh chóng tăng lên 55 ngày ở tuổi 40s và 75 ngày ở tuổi 50s, thậm chí có thể kéo dài đến 100 ngày ở tuổi 60s.
• Tia UV từ mặt trời
Việc tiếp xúc vứi tia UV, do đó, sử dụng KCN thường xuyên cũng hỗ trợ giảm tế bào chết nhé, đồng thời lớp sừng này cũng ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của KCN, nên việc tẩy tế bào chết thường xuyên cũng tạo điều kiện cho KCN phát triển nha (Lécureux et al., 2014).
Stratum corneum (lớp sừng)
Tẩy da chết có cần thiết không? – Có nhưng trong chừng mực
Đây chính là tầng chứa các tế bào chết. Việc sử dụng tẩy tế bào chết trên mặt và một số sản phẩm khác chính là để loại bỏ hoặc làm mỏng lớp sừng này, đẩy nhanh quá trình tái tạo da
Trung bình quá trình sừng hóa mất khoảng 28 ngày, quy trình này diễn ra liên tục trên toàn bộ bề mặt da của chúng ta. Nhưng đối với làn da mụn thì lại khác, chu trình tái tạo da hay sừng hóa của da lại không được thuận lợi như vậy. Làn da dễ bị mụn không những sinh ra nhiều tế bào chết hơn bình thườn mà còn không được bong tróc ra đúng cách do các tế bào chết không bị bong tróc ra một cách tự nhiên mah bị mắc kẹt trong nang trứng, khiến lỗ chân lông bị bí bách, thúc đẩy sự hình thành của mụn ẩn và mụn đầu đen, chuyển hóa thành mụn sung viêm nếu bị vi khuẩn xâm nhập. Nói vậy để thấy, việc tẩy da chết rất quan trọng đối với làn da mụn.
Thực ra lớp sừng cũng có vai trò quan trọng riêng, do đặc tính kị nước nên duy trì độ ẩm thiết yếu và bảo vệ da khỏi các vi sinh vật, hóa chất gây hại. Vì vậy không nên loại bỏ hoàn toàn lớp sừng này, thì thế mới chỉ nên tẩy da chết tuần 2-3 lần thôi. Việc peel da bằng acid hữu cơ AHA/BHA là biện pháp can thiệp sâu vào lớp sừng này, cũng dễ gây hiện tượng bong khô, dễ gây break out, vì vậy bạn nên thường xuyên cấp ẩm cho da trong quá trình peel nhé. Các thành phần peel da shop đã nói rất kĩ ở post trước, bạn có thể tham khảo tại link:http://bit.ly/ALLAHABHA
Stratum lucidum (lớp sáng)
Đặt tên theo tiếng Latin – “Clear layer” vì nó là lớp mỏng các tế bào mờ, chỉ tồn tại trong lớp biểu bì dầy (tay và chân), nên thôi không nhắc tới bạn này nữa, do tập trung chính vào cái mẹt.
Stratum granulosum (lớp hạt): Quá trình sừng hóa bắt đầu- các tế bào sản sinh ra các hạt nhỏ và các hạt này di chuyển lên trên, biến đổi thành chất sừng và các lipid biểu bì.
Stratum spinosum (lớp gai): các tế bào keratinocytes sản sinh chất sừng (các sợi protein) và trở nên có hình con suốt.
Stratum basele (lớp đáy): có hình gợn sóng, là lớp trong cùng của biểu bì nơi các tế bào keratinocyte được sản sinh, tiếp giáp trực tiếp và được các mạch máu của lớp trung bì cung cấp chất dinh dưỡng nên quá trình sản sinh tế bào da mới diễn ra liên tục. Lớp đáy bao gồm các tế bào hình trụ, nhân có trục dài, thẳng đứng. Giữa các tế bào hình trụ, xen kẻ những tế bào đa giác có tua đó là những tế bào hắc tố (Melanocytes), có nhiệm vụ sản sinh ra Melanin quyết định màu da. Do đó các sản phẩm làm trắng cần có các thành phần tác động được sâu đến lớp đáy này, và can thiệp vào quá trình sản sinh Melanin. Mình đã có bài nói rõ về việc Làm trắng – Nguyên nhân, cơ chế cũng như sự khác biệt về các thành phần làm trắng phổ biến như Vitamin C, Alpha Arbutin, Niacinamide, bạn có thể tham khảo tại link:http://bit.ly/ALLlamtrang
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
LITTLE LONDON – GÓC NHỎ LONDON TRONG LÒNG HÀ NỘI
Địa chỉ được tin tưởng và yêu thích nhất do Group chính thức của Shopee Việt Nam bình chọn.
- Ngôi sao mạng xã hội Shopee Social Award 2019 https://shopee.vn/
- TOP 6 Shop mỹ phẩm chất lượng tại https://toplist.vn/
- TOP 10 Shop mỹ phẩm uy tín tại https://bloganchoi.com/
- TOP 10 Shop mỹ phẩm chất lượng giá rẻ tại https://www.top10vietnam.vn/
🍀 Cửa hàng: 1/C2, Ngõ 261, Trần Quốc Hoàn, Hà Nội
🍀 Page: https://www.facebook.com/little.london/
🍀 Shopee : https://shopee.vn/little_london
🍀 Lazada : https://www.lazada.vn/shop/little-london/
🍀 Website: https://littlelondon.vn/
🍀 Youtube: http://bit.ly/ALLyoutube
🍀 Hotline : 096 7517 119
🍀 Email : Sales@littlelondon.vn
lautleGot Trả lời
30/05/2024cialis without prescription So that black magician s robe is extremely gorgeous, Fortunately, the elves have never lacked masters of art, and they can actually make this glittering thing decorated with countless jewels only luxurious, without the vulgarity of the nouveau riche, Chris Ferena sneered, hctz lisinopril she was sure that there must be quite a few magicians hiding outside the bedroom